Mụn nếu không được xử lý đúng cách thường rất dễ để lại sẹo, vết thâm, khiến da kém mịn màng và xấu xí. Vậy có cách nào loại bỏ mụn mà hạn chế được điều đó không?
Mụn là “nỗi ám ảnh” không của riêng ai. Chỉ khi bị mụn “tấn công” bạn mới thấu hiểu được nỗi lo lắng, mặc cảm của người mắc phải. Thông thường, mụn cần phải lấy cồi ra để lành hoàn toàn, nhưng nếu không biết cách xử lý mụn đúng đắn sẽ gây nên những thương tổn cho da, dễ dàng để lại sẹo, vết thâm.
Hãy lưu ý những bước dưới đây để mụn được xử lý một cách an toàn, giúp làn da tránh khỏi những tổn thương không đáng có!
Bước 1: Rửa mặt
Rửa mặt là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình xử lý mụn. Việc rửa mặt sẽ giúp loại bỏ được bụi bẩn, bã nhờn, lượng dầu dư thừa trên da. Bạn nên rửa mặt bằng những loại sữa rửa mặt chuyên dụng cho da mụn, hoặc cũng có thể rửa mặt bằng những nguyên liệu từ thiên nhiên như: bột yến mạch, trà xanh,…
Bước 2: Kiểm tra xem mụn nào đã nặn được
Không phải loại mụn nào cũng có thể nặn được. Việc lấy mụn không đúng sẽ khiến làn da rất dễ để lại sẹo cũng như vết thâm, thậm chí khiến mụn phát triển ồ ạt hơn nữa. Để tránh được điều đó, đôi lúc bạn phải tập cách “làm lơ” với một số loại mụn như:
– Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm hoặc nổi thành từng đám.
– Mụn mủ, sưng to và đau, chảy dịch hoặc mủ rất hôi.
– Mụn sưng to, nhức, không tìm thấy cồi mụn.
– Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau.
Những loại mụn cần được loại bỏ là mụn đã chín, mọc riêng rẽ, có kích thước nhỏ và cồi mụn khô, đen và trồi lên, sờ vào không có cảm giác đau.
Bước 3: Xông hơi
Việc xông hơi sẽ giúp làm mềm da, làm cho các lỗ chân lông giãn nở. Nhờ đó những bụi bẩn và bã nhờn tận sâu trong lỗ chân lông mà khi rửa mặt không loại bỏ hết được cũng dần thoát ra ngoài, thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào da mới. Hơn nữa, xông hơi sẽ giúp cho quá trình lấy nhân mụn ở bước tiếp theo trở nên dễ dàng hơn.
Bạn có thể xông hợp bằng nước ấm bình thường. Tuy nhiên, nếu có thời gian thì có thể xông hơi bằng những nguyên liệu như: sả + chanh, lá kinh giới + lá tía tô + lá ngải cứu,… Chú ý khi xông hơi nên giữ mặt ở khoảng cách sao cho hơi nước tuy ngào ngạt nhưng không làm bỏng da, và với da mụn, nên xông trong vòng 7-10 phút.
Bước 4: Loại bỏ mụn
Khi đã thực hiện qua bước xông mặt rồi thì việc lấy nhân mụn cũng không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ phải vệ sinh tay thật sạch trước khi thực hiện lấy nhân mụn nhé, đồng thời chỉ nên áp dụng với những bạn có ít mụn hoặc mụn nhẹ.
Bạn có thể sử dụng 2 tăm bông hoặc khăn giấy để lấy nhân mụn thay vì lấy nhân mụn bằng tay. Bởi khi dùng tay có thể gây tổn thương da, khiến da bị nhiễm khuẩn, đồng thời gây trầy xước da do lực từ móng tay. Lưu ý chỉ nặn với những nốt mụn đã già, không nặn khi mụn còn sưng, đặc biệt nên lấy hết máu bầm để tránh khả năng để lại vết thâm.
Bước 5: Sát khuẩn cho da
Sau khi đã lấy hết nhân mụn ra khỏi da mặt thì bạn nên chú ý sát khuẩn cho da. Hãy chuẩn bị cho mình những sản phẩm kem chống viêm có chứa các thành phần như: alpha hydroxyl, benzoyl peroxide, hydrogen peroxide, salicylic acid,… Bôi thuốc lên vùng da vừa nặn mụn sẽ giúp chống thâm đỏ, mụn mau khô, và đặc biệt là tránh viêm nhiễm cho da.
Hãy lưu ý đến những bước này để tránh để lại sẹo cũng như vết thâm trên gương mặt khi xử lý mụn bạn nhé!
Chú ý: những phương pháp này chỉ áp dụng cho những bạn có tình trạng mụn trung bình trở xuống thôi. Nếu tình trạng mụn quá nặng thì cần phải điều trị theo phát đồ của các chuyên gia da liễu.
Để có được phương pháp điều trị mụn hiệu quả và an toàn, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của Hana để nhận được lời khuyên hữu ích.
Hotline tư vấn: 0906 357 347